Cấu tạo bồn cầu chi tiết thành phần và nguyên lý hoạt động
Bồn cầu là một trong những phát minh tiên tiến và có tính hữu dụng cao trong những loại thiết bị vệ sinh. Chúng khiến cho việc đi vệ sinh của chúng ta ngày càng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Cấu tạo của bồn cầu cũng như nguyên lý hoạt động của chúng ra sao. Hãy cùng Thiết Bị Vệ Sinh Ngân Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Cấu tạo bồn cầu một khối (hay còn gọi bồn cầu két liền)
Ngày nay có rất nhiều các loại bồn cầu khác nhau đủ các chủng loại. Từ những loại bồn cầu đơn giản đến những loại bồn cầu cao cấp. Có những loại thông minh tự động hóa gần như toàn bộ quá trình đi vệ sinh rất tiện lợi.
Nhưng ở đây chúng tôi chỉ xét cấu trúc của những loại bồn cầu phổ biến nhất mà thị trường lưu hành. Để bạn đọc dễ dàng tiếp cận hơn về cấu tạo bồn cầu.
Bồn cầu một khối gồm 4 thành phần
1. Thân bồn cầu
2. Nắp bồn cầu
3. Hệ thống vòi xịt bồn cầu
4. Két nước
Bồn cầu dạng một khối có nhiều ưu điểm rất lớn khiến cho chúng ta nên lựa chọn. Đó là dễ dàng di chuyển lắp đặt. Thiết kế liền khối giúp và phủ một lớp tráng men kháng khuẩn khiến các bồn cầu dạng này. Ngăn chặn được sự bám tụ của các vi khuẩn hiệu quả. Bồn cầu còn có thiết kế rất đẹp phù hợp cho nhiều không gian sang trọng.
Tham khảo một vài mẫu bồn cầu 1 khối đẹp như:
Bồn cầu một khối Inax AC-969A+CW-S32VN
Cấu tạo bồn cầu hai khối
Điều khác biệt duy nhất giữa bồn cầu hai khối và một khối đó là. Bồn cầu 2 khối có phần két nước tách rời so với một khối. Vì vậy chúng cho tính thẩm mĩ cao hơn cũng như tiện lợi dễ dàng vệ sinh hơn. Cấu trúc của chúng có thể kể tới bao gồm: Cần gạt nước, phao nước, cần xả, gioăng cao su, ống thải, lỗ thoát,..
Bồn cầu dạng này tuy có phần khó vệ sinh hơn so với bồn cầu 1 khối. Nhưng bù lại giá thành cạnh tranh hơn nhiều. Các loại bồn cầu 2 khối có kích thước không quá lớn nên sẽ phù hợp với nhiều không gian.
Cấu tạo bồn cầu âm tường (bồn cầu liền tường)
Bồn cầu âm tường hay còn gọi là bồn cầu liền tường. Chúng có phần két nước nằm phía bên trong bức tường. Chỉ để lộ ra duy nhất phần thân bồn cầu và nút xả.
Nhìn chung bồn cầu gắn tường có két cấu gần giống như các loại bồn cầu 2 khối. Có thể kể đến các thành phần như:
- Ống cấp nước
- Ống thải nước
- Hệ thống giá đỡ bồn cầu
- thân bồn cầu
- Nút xả loại gắn tường
Bồn cầu âm tường là loại cao cấp nhất trong số các loại. Chúng không những đẹp tính năng xả tiện lợi và sạch sẽ. Mà còn khiến cho không gian nhà vệ sinh trở nên gọn gàng và hiện đại. Loại bồn cầu này rất phù hợp với những thiết kế ở các nhà hàng, khách sạn cao cấp.
Một vài mẫu bồn cầu âm tường chất lượng trên thị trường: https://thietbivesinhviet.com/bon-cau/bc-ket-am-tuong/
Nguyên lý hoạt động của bồn cầu
Sau khi hiểu khái quát các thành phần cấu tạo nên bồn cầu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem bồn cầu hoạt động theo quy trình như nào nhé.
Đầu tiên, khi chúng ta nhấn nút xả hoặc gạt nước ở một số bồn riêng biệt. Nước từ hệ thống két nước sẽ bắt đầu chảy xuống bồn dọc theo các lỗ nhỏ li ti. Đi theo hướng vòng dẫn nước và ống phun. Khiến nước dâng lên vượt qua đường cong gấp khúc của ống xi phong.
Khi khối lượng nước tràn vào bồn càng nhiều. Vận tốc và lượng nước qua khúc cong lớn lên. Chúng sẽ đưa lượng không khí xuống nhanh như một chiếc bơm. Đồng thời kiến tại một tấm màng nước, giúp ngăn cách bịt kín ngang qua lỗ ống con bẫy nước (Trapway) . Tấm màn giúp cho không khí không khí từ trở ngược vào trong. Sau đó, tạo ra một vùng chân không. Và bắt đầu xảy ra hiện tượng hút nước hay người ta còn gọi là hiện tượng xi phong.
Sau đó chất thải được quấn theo lực hút trôi xuống các đường ống dẫn và trôi xuống bể. Khi nước trong bể bồn không còn lượng nước bơm vào sau một lần. Chúng sẽ không còn bịt lỗ vào của ống bẫy nước. Thì không còn không khí tràn vào khiến cho hệ thống xi phong chấm dứt.
Cấu trúc của két nước trong bồn cầu
Bộ phận két nước đóng vai trò huyết mạch trong cấu tạo của một chiếc bồn cầu. Chúng là nhân tố chính giúp bồn cầu hoạt động hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi điểm qua xem chi tiết của chúng bao gồm những gì nhé.
- Refill tube (Ống nạp nước) : Giúp cung cấp lại nước sau mỗi lần hoạt động
- Float ball (Phao) Liên tục kiểm tra mực nước, tránh tình trạng đầy nước trong bể dẫn đến tràn nước ra bên ngoài
- Trip lever (Cần gạt nước) Hoạt động như một cầu giao, phụ trách việc đóng mở hoạt động của bồn cầu
- Flapper (Van xả nước) Có tác dụng điều chỉnh lượng nước xả vào bồn cho mục đích đại tiện hay tiểu tiện
- Overflow tube (Đường chống tràn) Tác dụng khi khóa nước hoặc phao hoạt động không ổn định. Đường chống tràn giúp nước tràn trực tiếp xuống bồn cầu. Tránh hiện tượng nước tràn ra sàn nhà.
- Fill Valve (Ballcock) Van bơm nước vào bồn
- Flush Valve seat (Nút xả nước)
- Inlet (Đường nước xuống bồn cầu)
Trên đây là bài viết khái quát về cấu tạo bồn cầu. Cũng như khái quát qua cho bạn đọc những nguyên lý cơ bản hoạt động bồn cầu. Thiết bị vệ sinh Ngân Phát mong rằng trong suốt bài viết đã thông tin cho bạn. Những kiến thức đủ để bạn hiểu rõ hơn và có những sự lựa chọn mua bồn cầu đúng đắn. Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm: